Là một hợp chất được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên của cây cỏ xung quanh như tinh dầu quế được chiết xuất từ cành lá cây quế có tuổi thọ từ 8 năm trở lên, tinh dầu nghệ được chiết xuất từ các củ nghệ tươi, tinh dầu bưởi chiết xuất từ vỏ của quả bưởi...
Chúng ta điểm qua một số loại tinh dầu và công dụng cơ bản của chúng
1. Tinh dầu hoa oải hương:
Đây là một loại tinh dầu có công năng tuyệt vời, mùi hương của hoa oải hương có thể làm giảm mức độ kích thích tố trong máu của bạn, dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó loại tinh dầu này còn có tác dụng giảm, bảo vệ, chăm sóc vùng da bị viêm. Nó cũng được sử dụng như thuốc kháng nấm, nhiễm trùng da. Bạn có thể cho 1 vài giọt tinh dầu oải hương vào bồn tắm, hoặc nhỏ một, hai giọt lên gối ngủ của mình để có giấc ngủ ngon.
2. Tinh dầu Bạc Hà:
Tinh dầu bạc hà rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó có thể làm giảm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… Bạn có thể xoa đều đồng thời xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, cũng có thể nhỏ 1 giọt vào cốc nước ấm để uống.
Tinh dầu bạc hà cũng trị đau đầu rất hiệu quả, chỉ cần nhỏ 1 lượng rất ít ra đầu ngón tay vào thoa vào thái dương, xoa bóp như vẫn dùng với các loại dầu xoa khác, chỉ một chút cơn đau sẽ được làm dịu nhanh chóng, cũng có thể xoa vài giọt tinh dầu Bạc Hà vào gan bàn chân, tay giúp hạ sốt hiệu quả và cực kỳ an toàn.
3. Tinh dầu Sả Chanh.
Tinh dầu chanh có thể dùng để giải độc cơ thể nhưng nó cũng có thể được dùng trong điều trị mụn trứng cá. Trộn tinh dầu chanh với dầu dẫn theo tỉ lệ 1:1 dùng cho da đầu của bạn là 1 công thức giúp tăng sự tỉnh táo, làm sạch gàu cũng như nuôi dưỡng tóc và da đầu của bạn.
Mùi hương của tinh dầu chanh cũng tốt cho sự tập trung, giúp tinh thần minh mẫn, tăng khả năng sáng tạo. Nó cũng có thể đuổi bọ chét trên những con vật nuôi của gia đình bạn.
4. Tinh dầu Bưởi:
Tinh dầu bưởi cũng có công dụng tuyệt vời như tinh dầu Chanh. Nó là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người đang trải qua sự mệt mỏi. Nó cũng có thể giúp bạn đối phó với các tình trạng về da đầu và tóc như da gàu, rụng tóc, tóc xơ gẫy, chẻ ngọn, kích thích mọc tóc.
Tinh dầu bưởi là một chất khử trùng tự nhiên, do đó bạn có thể cho nó vào danh sách chất tẩy rửa tự nhiên giúp ngôi nhà của bạn thơm mát và sạch sẽ.
5. Tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp):
Tinh dầu khuynh diệp hay tinh dầu bạch đàn là một loại tinh dầu tuyệt vời nếu bạn đang sở hữu và biết cách sử dụng nó. Tinh dầu bạch đàn có thể được sử dụng làm giảm đau nhức bắp thịt và giúp điều trị xoang mãn tính. Nó có nhiều đặc tính kháng khuẩn và được biết đến như để kích thích hệ thống miễn dịch. Hít tinh dầu bạch đàn với một lượng vừa đủ có thể làm dứt cơn ho, hen xuyễn, giảm nghẹt mũi.
6. Tinh dầu cúc La Mã:
Cúc La Mã rất tốt đối với việc điều trị các chứng viêm như chứng phát ban, bỏng, bị côn trùng hay sâu bọ cắn. Vì vậy mà tinh dầu cúc La Mã được sử dụng như một liệu pháp thiên nhiên với mục đích sử dụng là làm giảm phát ban.
Tinh dầu có tác dụng làm dịu tâm trí làm giảm tình trạng thiếu kiên nhẫn, nóng giận, là liều thuốc giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giải nhiệt.
Có thể xoa một vài giọt tinh dầu cúc La Mã lên gan bàn chân, bàn tay giúp hạ sốt và giải rượu rất hiệu quả, an thần. Cải thiện tiêu hóa, đề phòng các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra tinh dầu cúc La Mã rất hiệu quả khi sử dụng trên da, giúp chữa lành vết thương, tái tạo mô, làm giảm mụn trứng cá, cải thiện tình trạng khô da, viêm da, da bị dị ứng. Có thể kết hợp với tinh dầu oải hương, tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu ngọc lan tây, tinh dầu chanh.
7. Tinh dầu phong lữ:
Loại tinh dầu này có vị ngọt, mùi hoa thơm nhưng lại có đặc tính chữa bệnh rất tốt, là một trong những loại tinh dầu tốt cho sức khỏe nhất. Tinh dầu phong lữ có khả năng cầm máu bằng cách giúp đông máu và ngăn ngừa khả năng chảy tràn của các mạch máu. Đây cũng là loại tinh dầu tốt để chữa trị các vết thương, vết xước bởi vì nó có tính kháng khuẩn. Để sử dụng hiệu quả lấy một vài giọt tinh dầu phong lữ trộn lẫn với dầu dừa hoặc dầu mù u rồi xoa vào vùng bị thương hoặc bị trầy xước.